Chim Loài xâm lấn

Sáo đá xanh

Sáo Đá xanh (Sturnus vulgaris) có nguồn gốc ở vùng Á-Âu và Bắc Phi, từng xuất hiện trong các tác phẩm của Shakespeare, hiện nay đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Sáo Đá xanh là một loài rất phàm ăn và ăn gần như tất cả mọi thứ làm giảm số lượng côn trùng bản địa và phá hủy mùa màng. Đây là một loài chim hung hăng và đã loại trừ nhiều loài chim bản địa do cạnh tranh nơi làm tổ.

Sáo đá được mang từ châu Âu vào Mỹ như một phần của tham vọng đưa tất cả các loài chim đến Mỹ nhưng chúng đã sớm biến thành mối đe dọa cho nền nông nghiệp nước này. Từ một số ít cá thể được nuôi ở New York trong những năm 1800, đến nay, dân số của loài chim này đã bùng nổ và gieo rắc bệnh tật cho các loài động vật khác, gây tổn thất khoảng 800 triệu USD cho nền nông nghiệp mỗi năm. Ở Việt Nam, Sáo Đá xanh bắt gặp ở Hải Dương và Hưng Yên vào mùa đông năm 1975-1976 sau đó chúng đã trừ khử nhiều loài chim bản địa, chiếm cứ nơi làm tổ và gây nguy cơ biến đổi đa dạng sinh học.

Sáo nâu

Sáo nâu (Acridotheres tristis) là loài chim bản địa của Ấn Độ, nhưng đã và đang được du nhập đến mọi nơi trên thế giới, chủ yếu là để tiêu diệt sâu hại nông nghiệp. Tuy nhiên, loài chim này cũng làm suy giảm tính đa dạng sinh học do việc cạnh tranh về nơi làm tổ, tiêu diệt các loài chim nhỏ và trứng của chúng và đánh đuổi các loài động vật nhỏ. Tại Việt Nam, sáo nâu phân bố ở khắp mọi vùng của đất nước.

Chào mào đít đỏ

Chào mào đít đỏ (Pycnonotus cafer), có nguồn gốc ở một số vùng thuộc châu Á) được du nhập vào một số đảo ở Thái Bình Dương. Tại đây chúng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như ăn quả và cây trồng cũng như mật hoa, hạt và chồi cây. Chào mào đít đỏ là một loài hung hãn, cạnh tranh nơi ở và đánh đuổi các loài chim khác.

Khác

  • Vẹt cổ khoang Ấn Độ ở Anh, số lượng lớn loài vẹt cổ khoang Ấn Độ là mối đe dọa nghiêm trọng với các loài chim bản địa, cũng như là mối phiền toái gây thiệt hại lớn cho cây trồng, thực vật bản địa. Có khoảng 30.000 con vẹt cổ khoang ở Anh tính đến thời điểm hiện tại.
  • Ngỗng tuyết có ngoại hình đẹp, trắng muốt vô cùng đáng yêu. Dân số loài này tại Bắc cực đã phát triển tăng gấp ba lần thời điểm những năm 1970. Cùng với sự tăng trưởng dân số, các tác động đến môi trường của loài này cũng dấy lên cảnh báo là sẽ gây ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn của nhiều loài động vật hoang dã, như động vật gặm nhấm, các loài chim, cáo.
  • Ngỗng Canada sống trong các ao nuôi công viên và hồ của thành phố không còn được yêu quý. Loài vật này được cho là nguyên nhân gây ô nhiễm nước và cỏ nghiêm trọng. Một con ngỗng có thể thải ra hơn 0,5 kg chất thải mỗi ngày, là tác nhân gây bệnh lây lan cho nhiều sinh vật.
  • Những con Cú lông sọc ở Bắc Mỹ thực chất là những kẻ xâm lược ngoại lai, nó có nguồn gốc ở Đông Nam Mỹ, mắt đen, lông xám. Loài này sống trong môi trường các đầm lầy, săn ếch, chuột và động vật nhỏ khác, gây áp lực đối với các loài bản địa đặc biệt là loài cú lông đốm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Loài xâm lấn http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/oc... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/huan-luyen-c... http://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/22686... http://m.nld.com.vn/khoa-hoc/nuoi-bo-sat-doc--la-t... http://www.ngheandost.gov.vn/news/ar12780_Sinh_vat... http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.... http://suckhoedoisong.vn/ban-can-biet-ve-y-hoc/moi... http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-22-2011... http://thvl.vn/?p=160677 http://thvl.vn/?p=16298